• Cổng thông tin việc làm Việt Nam
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Đăk Lăk
  • Giới thiệu
  • Việc tìm người
  • Người tìm việc
  • Bảo hiểm thất nghiệp
  • Văn bản
  • Tin tức
  • Xuất khẩu lao động
  • Sàn việc làm
Chuyên mục
  • Bộ luật, luật
  • BHTN, BHXH
  • Tiền lương
  • KLLD,TNVC
  • Thời gian làm việc
  • Việc làm
  • Hợp đồng lao động
    • Văn bản pháp quy
    Quay lại
    Nghị định số 39/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm
    Số văn bản: 39/2003/NĐ-CP
    Số hiệu:
    Loại văn bản: Việc làm
    Cơ quan ban hành: CHÍNH PHỦ
    Ngày tháng năm ban hành: 18/04/2003
    Chủ đề văn bản:
    Người ký:
    Nội dung

    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 39/2003/NĐ-CP NGÀY18 THÁNG 4 NĂM 2003
    QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
    CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM

     

    CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động  - Thương binh và Xã hội,

    NGHỊ ĐỊNH:

     

    CHƯƠNG I
    CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM

     

    Điều 1. Chỉ tiêu tạo việc làm và chính sách hỗtrợ việc làm.

    1. Chỉ tiêu tạo việc làm mới theo quy địnhtại Điều 14 của Bộ Luật Lao động được quy định là số lao động mới cần tuyển thêmvào làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân sử dụnglao động theo hợp đồng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế do nhu cầu mới thànhlập hoặc mở rộng thêm về quy mô và các mặt hoạt động, sắp xếp lại lao động.

    2. Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu tạo việclàm mới:

    a) Trong các chương trình, dự án và kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội nhất thiết phải có chỉ tiêu tạo việc làm mới.

    b) Hằng năm, các doanh nghiệp, tổ chức, đơnvị và cá nhân có sử dụng lao động phải báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tạoviệc làm mới về các Bộ, ngành và địa phương.

    c) Hằng năm, các Bộ, ngành và các địa phươngcó trách nhiệm tổng hợp và báo cáo chỉ tiêu tạo việc làm mới về Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộiphối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và báo cáoChính phủ kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới năm năm và hằng năm.

    3. Chính sách hỗ trợ việc làm:

    a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với BộLao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách hỗ trợ tài chính, miễn giảmthuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để các doanh nghiệp, tổ chức, đơnvị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tạo việc làm cho nhiều người lao động.

    b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì,phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu trình Chính phủ banhành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách cho vay vốn để lao động đi làm việccó thời hạn ở nước ngoài, tự tạo việc làm và khuyến khích thu hút nhiều lao động.

    c) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phốihợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu trình Chính phủ ban hànhhoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách khuyến khích phát triển công nghệ mới,kỹ thuật mới thu hút nhiều lao động.

    d) Uỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp vớiBộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan nghiên cứutrình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách ưu đãi về giảiquyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.

    đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônchủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành cóliên quan nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích tạo việc làm ở khu vựcnông thôn.

    e) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cótrách nhiệm nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền:

    - Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làmcho các đối tượng là lao động nữ và lao động là người tàn tật;

    - Chính sách đào tạo và đào tạo lại nghềcho người lao động.

    g) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phốihợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quannghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền:

    - Chính sách khuyến khích người lao độnghọc tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng phát triển sản xuất và công nghệ mới;

    - Chính sách giải quyết việc làm chosinh viên, học sinh đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp.

    h) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phốihợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan nghiêncứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sáchgiải quyết việc làm cho quân nhân, chiến sĩ công an nhân dân sau khi hoàn thànhnghĩa vụ.

     

    Điều 2. Chương trình quốc gia về việc làm:

    1. Chương trình quốcgia về việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Lao động, bao gồm:mục tiêu, chỉ tiêu, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tàichính, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình.

    2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộichủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ Chươngtrình quốc gia về việc làm và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lýđiều hành hoạt động Quỹ quốc gia về việc làm.

    3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợpvới Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch các nguồn tàichính hằng năm và năm năm cho Chương trình quốc gia về việc làm.

    Điều 3. Quỹ quốc gia về việc làm được hình thànhvà sử dụng như sau:

    1. Quỹ quốc gia về việc làm hình thành từcác nguồn sau:

    a) Ngân sách nhà nước.

    b) Các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cánhân ở trong và ngoài nước.

    ­c) Các nguồn hỗ trợ khác.

    2. Quỹ quốc gia về việc làm sử dụng vàocác mục đích sau:

    a) Cho vay vốn theodự án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tượng.

    b) Cho các doanh nghiệp vay để hạn chếlao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp.

    c) Hỗ trợ để củng cố và phát triển hệ thốngtổ chức giới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động.

     

    Điều 4. Chương trình giải quyết việc làm của địaphương:

    1. Chương trình giải quyết việc làm của địaphương theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ Luật Lao động, bao gồm: mục tiêu,chỉ tiêu, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tài chính, tổchức thực hiện và quản lý chương trình.

    2. Hằng năm, ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Chương trình và Quỹ giảiquyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; tổchức thực hiện quyết định đó và báo cáo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

     

    Điều 5. Quỹ giải quyết việc làm của địa phương đượchình thành và sử dụng như sau:

    1. Quỹ giải quyết việc làm của địa phươngđược hình thành từ các nguồn sau:

    a) Ngân sách của địa phương do Hội đồngnhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

    b) Các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cánhân trong và ngoài nước.

    c) Các nguồn hỗ trợ khác.

    2. Quỹ giải quyết việc làm được sử dụngtheo đúng mục tiêu của Chương trình giải quyết việc làm của địa phương.

     

    Điều 6. Bộ Tài chính chủ trì,phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựngvà ban hành Quy chế quản lý tài chính của Quỹ quốc gia về việc làm và Quỹ giảiquyết việc làm ở địa phương.

     


    CHƯƠNG II
    TUYỂN LAO ĐỘNG

     

    Điều 7. Việc tuyển lao động Việt Nam theo quy địnhtại khoản 2 Điều 16 và khoản 1 Điều 132 của Bộ luật Lao động được quy định nhưsau:

    1. Người sử dụng lao động có quyền trựctiếp hoặc thông qua tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển lao động Việt Nam theoyêu cầu của mình.

    2. Người lao động có quyền trực tiếp liênhệ để tìm việc làm hoặc đăng ký tại các tổ chức giới thiệu việc làm để tìm việclàm.

     

    Điều 8. Thủ tục tuyển lao động:

    1. Ít nhất bảy ngày trước khi nhận hồ sơđăng ký dự tuyển của người lao động, người sử dụng lao động phải thông báo trêncác phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ trở về nhu cầu tuyển dụnglao động. Nội dung bao gồm: nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cầntuyển, thời hạn hợp đồng lao động, mức lương, điều kiện làm việc và một số yêucầu cần thiết khác nếu doanh nghiệp cần.

    2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:

    - Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫudo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    - Bản sao sổ lao động (không cần công chứng).Trường hợp chưa được cấp sổ lao động thì phải có sơ yếu lý lịch theo mẫu do BộLao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    - Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêucầu của vị trí dự tuyển (không cần công chứng).

    - Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế cóthẩm quyền.

    - Các giấy tờ khác do doanh nghiệp quy địnhdo tính chất nghiêm ngặt của công việc.

    3. Khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động,người sử dụng lao động phải vào sổ theo dõi và trao giấy biên nhận hồ sơ cho ngườilao động trong đó ghi rõ thời gian tuyển. Khi người lao động không trúng tuyểnhoặc không đến dự tuyển, thì người sử dụng lao động phải trả hồ sơ cho ngườilao động và thu lại giấy biên nhận.

    4. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệmchi trả mọi chi phí cho việc tuyển lao động (trừ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động)và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

    5. Người sử dụng lao động tuyển lao độngthông qua tổ chức giới thiệu việc làm phải trả phí giới thiệu việc làm cho tổchức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật.

    6. Người lao động đăng ký tìm việc làmthông qua tổ chức giới thiệu việc làm cũng phải nộp hồ sơ cho tổ chức giới thiệuviệc làm theo quy định tại khoản 2 Điều này và nếu nhận được việc làm thì phảitrả phí giới thiệu việc làm cho tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định củapháp luật. Trường hợp người lao động đăng ký tìm việc làm thông qua trung tâmgiới thiệu việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này thì đượcmiễn phí giới thiệu việc làm. Nhà nước hỗ trợ các trung tâm giới thiệu việc làmđể thực hiện việc đăng ký tìm việc làm cho người lao động.

     

    Điều 9. Việc cấp sổ lao động cho người lao độngtheo quy định tại Điều 183 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồnglao động ở tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân đều được cấp sổlao động.

    2. Đối với những người từ đủ 15 tuổi trởlên có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động thì được cấp sổ lao động.

    3. Người được cấp sổ lao động chịu tráchnhiệm trả chi phí in ấn và phát hành sổ lao động.

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy địnhmẫu sổ, cấp, sử dụng và quản lý sổ lao động.

     

    Điều 10. Người sử dụng lao động, các Bộ, ngành, địaphương có trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc tuyển dụng và sử dụng lao độngtheo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    CHƯƠNG III
    TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

     

    Điều 11. Những trường hợp sau đây được coi làthay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ LuậtLao động:

    1. Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc,thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.

    2. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩmdẫn đến sử dụng lao động ít hơn.

    3. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giảithể một số bộ phận của đơn vị.

    Những thay đổi trên dẫn đến người lao độngbị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề chongười lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làmmới mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợcấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động và Điều12, Điều 13 của Nghị định này.

     

    Điều 12. Mức trợ cấp mất việc làm theo quy địnhtại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

    1. Trợ cấp mất việc làm được tính trên cơsở mức lương quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ LuậtLao động về tiền lương.

    2. Thời gian để tính trợ cấp mất việc làmlà tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đó đến khi bị mấtviệc làm. Trường hợp, người lao động trước đó có thời gian làm việc ở khu vựcnhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, thì thờigian đó chỉ được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của BộLuật Lao động. Khoản trợ cấp thôi việc này do Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việclàm của đơn vị mà người lao động bị mất việc làm trả cùng trợ cấp mất việc làm.

    Riêng đối với người lao động trong cácdoanh nghiệp thực hiện phương án sắp xếp lại và chuyển đổi theo các hình thứcgiao, bán, khoán, kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp và cổ phần hóa thì áp dụngtheo các chế độ quy định về lao động của nhà nước đối với các trường hợp này.

    3. Thời gian làm việc để được hưởng trợcấp mất việc làm là từ đủ một năm (12 tháng) trở lên, nếu có tháng lẻ được quy địnhnhư sau:

    a) Dưới 1 tháng không được tính để hưởngtrợ cấp mất việc làm.

    b) Từ 1 đến dưới 6 tháng được tính bằng6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 tháng lương.

    c) Từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng1 năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1 tháng lương.

    4. Trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôiviệc được trả trực tiếp một lần cho người lao động tại nơi làm việc hoặc tại nơithuận lợi nhất cho người lao động và chậm nhất không quá 7 ngày, kể từ ngày ngườilao động bị mất việc làm.

     

    Điều 13. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làmtheo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Bộ luật Lao động quy định như sau:

    1. Các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòngvề trợ cấp mất việc làm để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệpbị mất việc làm.

    2. Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mấtviệc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội củadoanh nghiệp và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

    3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với BộLao động - Thương binh và Xã hội quy định việc lập, quản lý và sử dụng quỹ dựphòng về trợ cấp mất việc làm của các doanh nghiệp.

     

    CHƯƠNG IV
    TỔ CHỨC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

     

    Điều 14. Tổ chức giới thiệu việc làm theo quy địnhtại khoản 1 Điều 18 của Bộ Luật Lao động, bao gồm: các trung tâm giới thiệu việclàm và các doanh nghiệp chuyên giới thiệu việc làm.

     

    Điều 15. Hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm:

    1. Trung tâm giới thiệu việc làm do cơquan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thành lập là đơn vị sự nghiệp có thutự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CPngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ, thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, đượcnhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội giao chỉ tiêu biên chế cán bộ, được hỗtrợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước về trang thiết bị, cơ sở vật chất, tàichính và được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

    2. Doanh nghiệp chuyên hoạt động về giớithiệu việc làm phải bảo đảm đủ các điều kiện do Thủ tướng Chính phủ quy địnhtrong Quy chế về tổ chức và hoạt động giới thiệu việc làm và được ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm.

    3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộitrình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động giới thiệuviệc làm.

     

    CHƯƠNG V
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 16. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    Nghị định này thay thế Nghị định số72/CP ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm.

     

    Điều 17. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BộTài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

     

    Điều 18. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

     

    Download tài liệu Tải tài liệu  Quay lại
    TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH ĐẮK LẮK
    Sàn giao dịch việc làm
    Kết quả phiên giao dịch
    Quy trình tổ chức
    Nội quy
    Người tìm việc
    Quản lý hồ sơ
    Tìm việc làm
    Tư vấn việc làm
    Việc tìm người
    Quản lý tuyển dụng
    Tìm ứng viên
    Tư vấn tuyển dụng
    Thông tin liên lạc
     
      Trợ giúp - hướng dẫn
      Góp ý/Phản hồi
      Câu hỏi thường gặp
    Doanh nghiệp tham gia: 812    |    Việc làm: 102    |    Người tìm việc: 660    |    Online: 0    |    Lượt truy cập: 1525343
    @ 2012 - TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH ĐẮK LẮK
    Allright reserved
    79 Phan Chu Trinh, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk
    Số điện thoại: 05003.852.950 Fax: 05003.853748 Ext
    Hỗ trợ trực tuyến
    Hỗ trợ Online
    P. TTTT Lao Động:
    P. Giới thiệu việc làm:
    P. Bảo hiểm thất nghiệp
    P. Dạy nghề
    Mạng xã hội:
    Facebook
    TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH ĐẮK LẮK